Tết âm lịch là nét đẹp truyền thống được người Việt Nam luôn gìn giữ từ đời này qua đời khác. Bữa cơm tất niên là một truyền thống của dân tộc. Tùy vào mỗi vùng miền mà các món ăn tiệc tất niên đa dạng và nhiều màu sắc hơn.
Mâm cúng tất niên miền Bắc
Theo quan niệm mà cha ông để lại thì trên mâm cúng của người miền Bắc phải có 4 bát 4 đĩa. Đĩa được sử dụng để bày giò, thịt gà, chả,… còn bát thì đựng canh hầm, miến nấu,….
Mâm cỗ được chuẩn bị với đầy đủ hương, vị, sắc rất bắt mắt. Mỗi món ăn đều mang một ý nghĩa khác nhau để thể hiện cho đoàn viên, sung túc, trong năm mới. Ngoài ra người miền Bắc còn thêm đĩa xôi gấc đỏ thể hiện cho sự may mắn.
Bánh chưng là một món ăn không thể thiếu đối với mỗi người dân miền Bắc trong dịp Tết cổ truyền. Nó mang ý nghĩa tưởng nhớ đến tổ tiên, luôn đùm bọc lẫn nhau.
Thịt đông, nem rán, nộm… được người miền Bắc biến tấu và sử dụng phổ biến trong bữa cơm ngày Tết.
Xem thêm bài viết về Tổ chức tiệc Tất niên cuối năm:
Mâm cúng tất niên miền Trung
Miền trung được nhắc đến với khí hậu khắc nghiệt, con người nơi đây luôn phải gánh chịu những hậu quả thiên tai mang lại. Tuy nhiên, mỗi dịp Tết đến xuân về người dân vẫn luôn cố gắng chuẩn bị những mâm cỗ tươm tất nhất để tỏ lòng thành kính tổ tiên và hy vọng một năm mới bình an.
Mâm cỗ tất niên của người miền Trung cũng có những nét tương đồng với người miền Bắc. Những món chả lụa, bánh chưng, gà, măng khô hầm móng giò, miến Huế, cá chiên,….
Con người miền Trung chất phác chân thành, luôn hướng về cội nguồn bằng tấm lòng của mình. Vì vậy mà họ luôn chuẩn bị những bữa cơm tất niên một cách chu đáo nhất.
Mâm cỗ tất niên người miền Nam
Nếu như miền Bắc thường hay sử dụng những món ăn nóng hổi thì người miền Nam lại chủ yếu sử dụng đồ nguội trong ngày Tết. Sở dĩ có sự khác biệt này là vì thời tiết nơi đây nắng nóng hơn so với miền Bắc.
Trong mâm cỗ cỗ người miền Nam thường có: canh khổ qua nhồi thịt, nem rán, thịt kho tàu, củ kiệu,… mỗi món ăn đều mang ý nghĩa riêng của nó. Món ăn thể hiện những mong muốn của con người về một năm mới bình an, hạnh phúc, sự nghiệp ổn định.
Nếu miền Bắc là bánh chưng thì món ăn không thể thiếu trong mâm cơm tất niên của người miền Nam là bánh tét kèm đĩa củ cải ngâm nước mắm. Món bánh tét tròn trịa thể hiện cho ước muốn của người miền Nam về một năm mới trọn vẹn, sung túc.
Tùy vào mỗi vùng miền, điều kiện khác nhau mà mâm cơm tất niên cũng trở nên đa dạng hơn. Tuy nhiên nó vẫn luôn mang được những giá trị đặc trưng của người Việt Nam, những truyền thống quý báu mà ông cha ta đã để lại.
Công ty tổ chức sự kiện AzEvent hy vọng rằng đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về bữa tiệc tất niên ngày tết cổ truyền, sự khác biệt trong mâm cơm tất niên từng vùng miền. Từ đó sẽ có thể cùng gia đình hoàn thiện những món ăn tất niên truyền thống.