Thời gian diễn ra sự kiện quan trọng này từ ngày 8 đến 10- 9- 2020 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (ICC) số 11 Lê Hồng Phong, Thủ đô Hà Nội. Ban Tổ chức cho biết, Đại hội đồng năm nay là lần đầu tiên trong lịch sử một kỳ Đại hội đồng AIPA được tổ chức bằng hình thức trực tuyến.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết: Trong năm 2020, cùng với nước ta đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN, Quốc hội Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch AIPA 41.
Đây là lần thứ ba Quốc hội Việt Nam đảm nhận chức Chủ tịch AIPA và lần thứ ba đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA (Quốc hội Việt Nam lần đầu tiên giữ chức Chủ tịch vào năm 2002, lần thứ hai vào năm 2010).
Cùng với các hoạt động của Chính phủ, Quốc hội Việt Nam thực hiện nhiều hoạt động ngoại giao nghị viện trực tuyến, thể hiện trách nhiệm của Chủ tịch AIPA năm 2020.
Theo đó, ngày 30- 3- 2020, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với tư cách Chủ tịch AIPA có Thư gửi các Chủ tịch Nghị viện thành viên AIPA chia sẻ những mất mát, tổn thất do đại dịch Covid-19 gây ra, đồng thời kêu gọi các Nghị viện thành viên AIPA đoàn kết, tăng cường hành động, đồng hành cùng Chính phủ trong đối phó với đại dịch Covid-19. Đại diện của Quốc hội Việt Nam tham dự nhiều hoạt động họp trực tuyến với các Nghị viện thành viên AIPA, với IPU để thúc đẩy vai trò của nghị viện trong ứng phó với đại dịch Covid-19.
Nhằm chia sẻ khó khăn với nghị viện các nước bạn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, cùng với những nỗ lực và đóng góp của Chính phủ, trong tháng 5- 2020, Quốc hội /Chủ tịch Quốc hội nước ta đã trao tặng khẩu trang và các vật tư y tế cho gần 40 nước, trong đó có các Nghị viện thành viên AIPA; như Campuchia, Lào, Indonesia, Singapore, Philippines, Malaysia và Ban Thư ký AIPA…
Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 theo hình thức họp trực tuyến, ngày 26- 6 vừa qua, Phiên đối thoại giữa các nhà Lãnh đạo ASEAN và AIPA được tổ chức rất thành công, góp phần vào việc thực hiện các nhiệm vụ trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020 và Chủ tịch AIPA năm 2020 của Việt Nam, được các nghị viện ASEAN đánh giá cao.
Quốc hội Việt Nam chủ trì tổ chức thành công Hội nghị bằng hình thức trực tuyến Hội đồng tư vấn AIPA về ma túy nguy hiểm lần thứ ba (AIPACODD 3) ngày 29- 6 và Hội nghị Đối tác nghị viện về hợp tác giáo dục, văn hóa vì sự phát triển bền vững (AIPA ECC) ngày 30- 7 tại Hà Nội. Hội nghị AIPA ECC được tổ chức theo sáng kiến của Quốc hội Việt Nam, kết nối với AIPA với IPU, với sự tham gia của đại diện Liên Hợp Quốc, Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới và đây là lần đầu tiên tổ chức trong khuôn khổ Đại hội đồng AIPA.
Đại diện Quốc hội Việt Nam đã tham dự Hội nghị trực tuyến các nhà tư vấn AIPA (AIPA Caucus) lần thứ 11 tại Manila, Philippines (theo thông lệ Hội nghị này nằm trong khuôn khổ năm AIPA nhưng tổ chức bên ngoài nước chủ nhà).
Quyết tâm đảm nhiệm vai trò Chủ tịch AIPA thành công
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu nêu rõ: Trong Năm Chủ tịch AIPA 2020, nhiệm vụ quan trọng của QH nước chủ nhà là tổ chức thành công Đại hội đồng AIPA lần thứ 41. Đây là một điểm nhấn quan trọng trong công tác đối ngoại của Quốc hội nhiệm kỳ XIV, góp phần làm nổi bật thành tựu ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nghị viện của Việt Nam.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, việc Quốc hội Việt Nam chủ động chuyển đổi hình thức họp trực tuyến thể hiện sự linh hoạt và tinh thần trách nhiệm, quyết tâm đảm nhiệm vai trò Chủ tịch AIPA thành công. Đồng thời, Hội nghị bằng hình thức trực tuyến cũng cho thấy năng lực cao của Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật liên quan công nghệ số và internet của Việt Nam.
Mục tiêu đặt ra cho việc tổ chức sự kiện quan trọng lần này nhằm khẳng định chủ trương của Đại hội Đảng XII là thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8- 8- 2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.
Bên cạnh đó, đề cao đóng góp, dấu ấn của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch luân phiên của AIPA trong năm 2020 song hành với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, đặc biệt có ý nghĩa hơn khi Việt Nam là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021.
Đồng thời, góp phần tuyên truyền, định hướng xã hội, quảng bá hình ảnh về một Việt Nam thanh bình, ổn định, thân thiện và đổi mới; các tiềm năng, cơ hội hợp tác kinh tế và phát triển; danh lam thắng cảnh và truyền thống văn hóa tốt đẹp, giàu tính nhân văn; thúc đẩy các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam…
Về công tác chuẩn bị của Quốc hội Việt Nam và các hoạt động trong năm Chủ tịch AIPA 2020; lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại cho biết cụ thể hơn: Năm Chủ tịch AIPA 2020 bắt đầu từ tháng 10- 2019. Sau khi nhậm chức Chủ tịch AIPA năm 2020, Đảng đoàn Quốc hội báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị về Đề án tổng thể Năm Chủ tịch AIPA 2020 và tổ chức Đại hội đồng AIPA 41, thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia và Ban Tổ chức AIPA 41 ngày 19- 11- 2019.
Trưởng Ban Tổ chức AIPA 41 đã ký quyết định thành lập Ban Thư ký quốc gia và các Tiểu ban thuộc Ban Tổ chức AIPA 41 gồm Tiểu ban Nội dung, Tiểu ban Thông tin – Tuyên truyền và Tiểu ban Lễ tân – Hậu cần – An ninh – Y tế. Ngay sau đó, Ban Thư ký quốc gia và các Tiểu ban thuộc Ban Tổ chức AIPA đã hoàn thiện bộ máy giúp việc Tiểu ban.
Chương trình nghị sự của Đại hội đồng AIPA 41 dự kiến gồm Họp Ban Chấp hành, theo thông lệ được tổ chức trước một ngày diễn ra Khai mạc để thông qua Chương trình nghị sự, Chương trình hoạt động của Đại hội đồng, bầu Phó Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành (sẽ là Chủ tịch AIPA năm sau)…
*Cấp Trưởng đoàn các Nghị viện thành viên tham dự đạt mức cao nhất từ trước tới nay: 11 Chủ tịch Nghị viện AIPA (Thái Lan có cả Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Thượng viện); ba Chủ tịch Nghị viện Quan sát viên (Belarus, Timo Leste, Chủ tịch Hạ viện New Zealand gửi băng ghi hình phát biểu); ba Chủ tịch Nghị viện các khách mời. Đặc biệt có sự tham dự của Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) và Cố vấn đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc. Số lượng đại biểu quốc tế đăng ký dự họp lên 30 đoàn, hơn 380 đại biểu, trong đó 230 đại biểu Quốc hội. (Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Trưởng Ban Tổ chức AIPA 41 Tòng Thị Phóng)*Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tại AIPA 41 gồm 38 đồng chí, do Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng làm Trưởng Đoàn. Để tỏ sự trọng thị của Quốc hội Việt Nam đối với các đoàn và sự kiện quan trọng Đại hội đồng AIPA 41, Chủ tịch Quốc hội đã mời các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội thay mặt tham dự, chỉ đạo và phát biểu chào mừng tại các phiên họp của các Ủy ban. (Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức AIPA 41) |
Thời gian diễn ra sự kiện quan trọng này từ ngày 8 đến 10- 9- 2020 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (ICC) số 11 Lê Hồng Phong, Thủ đô Hà Nội. Ban Tổ chức cho biết, Đại hội đồng năm nay là lần đầu tiên trong lịch sử một kỳ Đại hội đồng AIPA được tổ chức bằng hình thức trực tuyến.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết: Trong năm 2020, cùng với nước ta đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN, Quốc hội Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch AIPA 41.
Đây là lần thứ ba Quốc hội Việt Nam đảm nhận chức Chủ tịch AIPA và lần thứ ba đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA (Quốc hội Việt Nam lần đầu tiên giữ chức Chủ tịch vào năm 2002, lần thứ hai vào năm 2010).
Cùng với các hoạt động của Chính phủ, Quốc hội Việt Nam thực hiện nhiều hoạt động ngoại giao nghị viện trực tuyến, thể hiện trách nhiệm của Chủ tịch AIPA năm 2020.
Theo đó, ngày 30- 3- 2020, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với tư cách Chủ tịch AIPA có Thư gửi các Chủ tịch Nghị viện thành viên AIPA chia sẻ những mất mát, tổn thất do đại dịch Covid-19 gây ra, đồng thời kêu gọi các Nghị viện thành viên AIPA đoàn kết, tăng cường hành động, đồng hành cùng Chính phủ trong đối phó với đại dịch Covid-19. Đại diện của Quốc hội Việt Nam tham dự nhiều hoạt động họp trực tuyến với các Nghị viện thành viên AIPA, với IPU để thúc đẩy vai trò của nghị viện trong ứng phó với đại dịch Covid-19.
Nhằm chia sẻ khó khăn với nghị viện các nước bạn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, cùng với những nỗ lực và đóng góp của Chính phủ, trong tháng 5- 2020, Quốc hội /Chủ tịch Quốc hội nước ta đã trao tặng khẩu trang và các vật tư y tế cho gần 40 nước, trong đó có các Nghị viện thành viên AIPA; như Campuchia, Lào, Indonesia, Singapore, Philippines, Malaysia và Ban Thư ký AIPA…
Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 theo hình thức họp trực tuyến, ngày 26- 6 vừa qua, Phiên đối thoại giữa các nhà Lãnh đạo ASEAN và AIPA được tổ chức rất thành công, góp phần vào việc thực hiện các nhiệm vụ trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020 và Chủ tịch AIPA năm 2020 của Việt Nam, được các nghị viện ASEAN đánh giá cao.
Quốc hội Việt Nam chủ trì tổ chức thành công Hội nghị bằng hình thức trực tuyến Hội đồng tư vấn AIPA về ma túy nguy hiểm lần thứ ba (AIPACODD 3) ngày 29- 6 và Hội nghị Đối tác nghị viện về hợp tác giáo dục, văn hóa vì sự phát triển bền vững (AIPA ECC) ngày 30- 7 tại Hà Nội. Hội nghị AIPA ECC được tổ chức theo sáng kiến của Quốc hội Việt Nam, kết nối với AIPA với IPU, với sự tham gia của đại diện Liên Hợp Quốc, Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới và đây là lần đầu tiên tổ chức trong khuôn khổ Đại hội đồng AIPA.
Đại diện Quốc hội Việt Nam đã tham dự Hội nghị trực tuyến các nhà tư vấn AIPA (AIPA Caucus) lần thứ 11 tại Manila, Philippines (theo thông lệ Hội nghị này nằm trong khuôn khổ năm AIPA nhưng tổ chức bên ngoài nước chủ nhà).
Quyết tâm đảm nhiệm vai trò Chủ tịch AIPA thành công
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu nêu rõ: Trong Năm Chủ tịch AIPA 2020, nhiệm vụ quan trọng của QH nước chủ nhà là tổ chức thành công Đại hội đồng AIPA lần thứ 41. Đây là một điểm nhấn quan trọng trong công tác đối ngoại của Quốc hội nhiệm kỳ XIV, góp phần làm nổi bật thành tựu ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nghị viện của Việt Nam.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, việc Quốc hội Việt Nam chủ động chuyển đổi hình thức họp trực tuyến thể hiện sự linh hoạt và tinh thần trách nhiệm, quyết tâm đảm nhiệm vai trò Chủ tịch AIPA thành công. Đồng thời, Hội nghị bằng hình thức trực tuyến cũng cho thấy năng lực cao của Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật liên quan công nghệ số và internet của Việt Nam.
Mục tiêu đặt ra cho việc tổ chức sự kiện quan trọng lần này nhằm khẳng định chủ trương của Đại hội Đảng XII là thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8- 8- 2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.
Bên cạnh đó, đề cao đóng góp, dấu ấn của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch luân phiên của AIPA trong năm 2020 song hành với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, đặc biệt có ý nghĩa hơn khi Việt Nam là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021.
Đồng thời, góp phần tuyên truyền, định hướng xã hội, quảng bá hình ảnh về một Việt Nam thanh bình, ổn định, thân thiện và đổi mới; các tiềm năng, cơ hội hợp tác kinh tế và phát triển; danh lam thắng cảnh và truyền thống văn hóa tốt đẹp, giàu tính nhân văn; thúc đẩy các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam…
Về công tác chuẩn bị của Quốc hội Việt Nam và các hoạt động trong năm Chủ tịch AIPA 2020; lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại cho biết cụ thể hơn: Năm Chủ tịch AIPA 2020 bắt đầu từ tháng 10- 2019. Sau khi nhậm chức Chủ tịch AIPA năm 2020, Đảng đoàn Quốc hội báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị về Đề án tổng thể Năm Chủ tịch AIPA 2020 và tổ chức Đại hội đồng AIPA 41, thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia và Ban Tổ chức AIPA 41 ngày 19- 11- 2019.
Trưởng Ban Tổ chức AIPA 41 đã ký quyết định thành lập Ban Thư ký quốc gia và các Tiểu ban thuộc Ban Tổ chức AIPA 41 gồm Tiểu ban Nội dung, Tiểu ban Thông tin – Tuyên truyền và Tiểu ban Lễ tân – Hậu cần – An ninh – Y tế. Ngay sau đó, Ban Thư ký quốc gia và các Tiểu ban thuộc Ban Tổ chức AIPA đã hoàn thiện bộ máy giúp việc Tiểu ban.
Chương trình nghị sự của Đại hội đồng AIPA 41 dự kiến gồm Họp Ban Chấp hành, theo thông lệ được tổ chức trước một ngày diễn ra Khai mạc để thông qua Chương trình nghị sự, Chương trình hoạt động của Đại hội đồng, bầu Phó Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành (sẽ là Chủ tịch AIPA năm sau)…
*Cấp Trưởng đoàn các Nghị viện thành viên tham dự đạt mức cao nhất từ trước tới nay: 11 Chủ tịch Nghị viện AIPA (Thái Lan có cả Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Thượng viện); ba Chủ tịch Nghị viện Quan sát viên (Belarus, Timo Leste, Chủ tịch Hạ viện New Zealand gửi băng ghi hình phát biểu); ba Chủ tịch Nghị viện các khách mời. Đặc biệt có sự tham dự của Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) và Cố vấn đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc. Số lượng đại biểu quốc tế đăng ký dự họp lên 30 đoàn, hơn 380 đại biểu, trong đó 230 đại biểu Quốc hội. (Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Trưởng Ban Tổ chức AIPA 41 Tòng Thị Phóng)*Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tại AIPA 41 gồm 38 đồng chí, do Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng làm Trưởng Đoàn. Để tỏ sự trọng thị của Quốc hội Việt Nam đối với các đoàn và sự kiện quan trọng Đại hội đồng AIPA 41, Chủ tịch Quốc hội đã mời các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội thay mặt tham dự, chỉ đạo và phát biểu chào mừng tại các phiên họp của các Ủy ban. (Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức AIPA 41) |