Khởi công, động thổ là một trong những sự kiện quan trọng trong hoạt động xây dựng nhà ở, công trình kiến trúc,… Đối với nhiều doanh nghiệp thì đây là sự kiện để quảng bá về dự án chuẩn bị thực hiện nhưng bản chất thì sự kiện này lại thiên về yếu tố tâm linh có nội dung quan trọng nhất là cách cúng động thổ. Vậy nguồn gốc của nghi thức này là gì? Cách cúng động thổ như thế nào và được thực hiện ra sao? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
Nghi thức cúng động thổ có nguồn gốc như thế nào?
Cúng động thổ được xem là một nghi thức cúng có từ xa xưa và vẫn được duy trì đến thời điểm hiện nay. Nghi thức này được thực hiện trước khi tiến hành xây dựng một công trình, nhà ở bất kỳ nào với mục đích xin phép thần linh về việc xây dựng trên mảnh đất đó.
Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ động thổ xuất phát từ quan niệm của ông cha từ xa xưa – mỗi một mảnh đất sẽ có một vị thổ quan cai quản và bảo vệ sự bình an ở nơi đó vì thế khi chạm vào đất là chạm tới thổ quan. Bởi vậy cần phải tiến hành việc thờ cúng để thông báo và xin phép tới vị thần này trước khi thi công trên mảnh đất đó.
Xem thêm kinh nghiệm tổ chức lễ khởi công, động thổ:
Ngoài ra thông qua việc làm này còn là sự cầu mong các vị thần ban ơn, phù hộ cho công trình xây dựng được thực hiện hiệu quả, thành công và mang lại nhiều lợi ích nhất.
Cách cúng động thổ được thực hiện như thế nào?
Đối với mỗi vùng miền sẽ có những cách cúng động thổ khác nhau một chút nhưng về bản chất và quy trình thì lại gần như là vẫn vẹn nguyên mang đậm nét đẹp truyền thống xa xưa. Đa số lễ cúng được thực hiện như sau và quy trình tổ chức lễ động thổ cũng thế, bạn nên tham khảo để rút ra được những điều kiêng kỵ khi tổ chức động thổ.
Xem ngày, giờ thực hiện lễ động thổ
Cúng động thổ sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian mà lễ khởi công xây dựng được diễn ra. Vì thế việc tính ngày, giờ thực hiện lễ động thổ cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố thiên thời địa lợi, hướng xây dựng,… của công trình.
Chính vì thế gia chủ, chủ doanh nghiệp cần có sự tính toán thật kỹ lưỡng và có thể nhờ đến các thầy cúng xem ngày và chọn giờ sao cho thuận lợi và hợp lý nhất.
Chuẩn bị mâm cúng lễ động thổ
Nhắc đến việc thờ cúng thì chắc chắn cần đến những lễ vật để thể hiện sự thành kính và với lễ động thổ cũng thế, cần phải chuẩn bị mâm cúng lễ động thổ.
Một mâm cúng cho lễ động thổ sẽ bao gồm những lễ vật như: mâm ngũ quả, bộ tam sên, một con gà, một đĩa xôi, muối, gạo, rượu trắng, quần áo Quan Thần Linh, trầu cau, chè, thuốc, hoa hồng đỏ,…
Đọc văn khấn khi tổ chức lễ động thổ
Bài văn khấn lễ động thổ, lễ khởi công có thể trích dẫn hoặc tìm hiểu qua các bài văn khấn thổ công phổ biến trên các trang mạng xã hội hiện nay hoặc để sự kiện diễn ra hiệu quả nhất thì có thể nhờ đến thầy cúng để họ chuẩn bị và thực hiện giúp gia chủ.
Thế nhưng một điều cần lưu ý đó là dù lời văn có hay đến đâu thì yếu tố chủ yếu của việc thờ cúng vẫn nằm ở sự thành tâm của gia chủ và đơn vị đứng ra sự thầu công trình đó.
Việc cần làm sau lễ động thổ là gì?
Khi gia chủ, chủ doanh nghiệp đã thực hiện xong tất cả các nghi thức chính của buổi lễ động thổ như trên thì gia chủ, chủ doanh nghiệp không nên bắt đầu công đoạn thi công ngay mà phải đợi đến khi cháy hết nhang và hóa vàng xong thì mới bắt đầu thi công.
Và đừng quên rải gạo, muối, rượu ở trong và xung quanh khu vực tiến hành xây dựng để đúng với nghi lễ cúng bái truyền thống của người Việt nhé!
Bài viết là những thông tin cơ bản nhất về cách cúng động thổ phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp gia chủ, chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư có thể tổ chức lễ động thổ thành công và đúng theo truyền thống của người Việt.